Quy định về báo cáo tài chính doanh nghiệp năm 2020

04:02:00 10/02/2020

Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. BCTC có những quy định mà doanh nghiệp cần phải tuân thủ như sau:

Báo cáo tài chính là gì?

BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng, …)

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Thời gian nộp BCTC đối với các doanh nghiệp nhà nước được quy định, chậm nhất là sau 20 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất là sau 30 ngày đối với báo cáo năm – kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính. Đối với các tổng công ty, thời hạn gửi BCTC chậm nhất là 45 ngày đối với báo cáo quý - kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất là 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Với các đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp trên quy định.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty hợp danh, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày - kể từ ngày kết thúc năm tài chính; còn đối với các doanh nghiệp khác còn lại, thời hạn gửi BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Ý nghĩa của báo cáo tài chính

- BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

- BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiếm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

- BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy, BCTC là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư. Hội đồng quản trị doanh nghiệp người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Quy định về việc nộp báo cáo tài chính

Quy định cũ (Từ năm 2003 đến 2013)

Căn cứ vào Điều 9 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì doanh nghiệp có nghĩa vụ “Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán”. Như vậy, có thể thấy rằng, quy định về việc doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính trong Luật Doanh nghiệp 2005 được quy định bởi pháp luật kế toán.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 31 Luật Kế toán năm 2003 về thời hạn nộp báo cáo tài chính thì: “Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật; …”. Từ căn cứ trên có thể lấy Luật Kế toán cũng chỉ chỉ quy định là chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể tiếp nhận báo cáo tài chính từ doanh nghiệp chứ chưa nêu rõ cơ quan đăng kỳ kinh doanh là cơ quan tiếp nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp có quy định: “Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Như vậy, phải đến thời điểm Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực thì mới có quy định rõ về việc cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, có thể xem đây là một tiền lệ để tham khảo trong việc định hướng Luật Doanh nghiệp hoặc các văn bản khác trong việc tiếp nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Quy định mới về báo cáo tài chính hiện hành

Hiện nay, theo quy định tại Điều 80 của Thông tư số 133/2016/TT-BTC của ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỉ thì nơi nhận BCTC năm của doanh nghiệp là: Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thống kê. Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp BCTC năm cho các cơ quan theo quy định (cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê) còn nộp BCTC năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu. Thời hạn doanh nghiệp phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn theo chế độ kế toán doanh nghiệp thì quy định chi tiết về nơi nhận báo cáo tài chính như sau:

 

Loại doanh nghiệp

 

Kỳ lập báo cáo

 

Cơ quan tài chính

 

Cơ quan thuế

 

Cơ quan Thống kê

DN

 

Cơ quan đăng ký kinh doanh

Cấp trên

Doanh nghiệp Nhà nước

Quý, Năm

x

x

x

x

x

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm

x

x

x

x

x

Các loại doanh nghiệp khác

Năm

 

x

x

x

x

a. Đối với doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lập và nộp BCTC cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với doanh nghiệp Nhà nước Trung ương còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

- Đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, công ty xổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).

- Các công ty kinh doanh chứng khoán và công ty đại chúng phải nộp BCTC cho Ủy bán Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

b. Các doanh nghiệp phải gửi BCTC cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương. Đối với các Tổng công ty Nhà nước còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

c. Doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp BCTC cho đơn vị kế toán cấp trên theo quy định của đơn vị kế toán cấp trên.

d. Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán BCTC thì phải kiểm toán trước khi nộp BCTC theo quy định. BCTC của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào BCTC khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên.

e. Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp BCTC là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

g. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, ngoài các cơ quan nơi doanh nghiệp phải nộp BCTC theo quy định trên, doanh nghiệp còn phải nộp BCTC cho các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu theo Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

h. Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải BCTC năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Đánh giá:

 

                   

0/5 (0 bình chọn)

Ý kiến của bạn

 

Đang xử lý...