NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2020
10:03:00 13/03/2020
Báo cáo tài chính là công việc báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cũng có những quy định được chia sẻ trong bài viết dưới đây
Các trường hợp phải nộp báo cáo tài chính
Bao gồm các đối tượng áp dụng thuộc Điều 2 của Nghị định này trừ một số đối tượng được miễn và nộp báo cáo tài chính đã nêu ở trên như: Các loại hình doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hợp tác xã, người làm kế toán, người hành nghề kế toán; người khác có liên quan đến kế toán thuộc hoạt động kinh doanh.
Các trường hợp miễn lập và nộp báo cáo tài chính
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 của Luật Kế toán, các đơn vị được miễn và nộp báo cáo tài chính được quy định như sau: Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác đã được quy định tại điểm h, k khoản 1 Điều 2 của Nghị định này. Đơn vị kế toán quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải lập bảng kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải nộp cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cùng cấp và cơ quan khác theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp nhà nước còn phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan tài chính cùng cấp. Đơn vị kế toán trực thuộc còn phải nộp báo cáo tài chính cho đơn vị kế toán cấp trên.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý
Đối với doanh nghiệp nhà nước: Chậm nhất là 20 ngày, kế từ ngày kết thúc quý
Đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày
Đối với đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm:
Đơn vị kế toán phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày
Đối với đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định
Đối với các doanh nghiệp khác: Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kế từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra và kiểm tra kế toán
a. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra
Căn cứ Điều 35 của Luật kế toán, cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán được quy định như sau:
- Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý
- Đơn vị kế toán cấp trên, trong đó có Tổng công ty nhà nước quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trực thuộc.
b. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán
Căn cứ Điều 35 của Luật kế toán, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán được quy định như sau: Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán quy định tại Điều 24 của Nghị định này đồng thời có thẩm quyền kiểm tra kế toán. Cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các đơn vị kế toán có quyền kiểm tra kiểm toán.